Thực hiện phương châm hoạt động "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội", các thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các cấp, tăng, ni, Phật tử cả nước đã tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào ích nước lợi dân, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc…
Trẻ mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nuôi dưỡng ở Trung tâm từ thiện xã hội chùa Hồi Long.
Chúng tôi đến chùa Hồi Long (xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) vào một ngày giữa đông tháng 12/2024. Khác với không khí tĩnh mịch thường thấy nơi thiền tự, phía đằng sau Tam Bảo và nhà Mẫu có tiếng trẻ ê a, bi bô, có tiếng cười rộn ràng trong trẻo, có tiếng khóc hờn dỗi. Nơi đó có ngôi trường Mầm non Búp sen hồng dành cho trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Mặc dù chùa vẫn đang trong quá trình xây dựng, nhiều hạng mục công trình còn ngổn ngang, nhưng một tòa nhà 3 tầng khang trang đã được dựng lên là nơi ăn ở, học tập của hàng chục trẻ em với đầy đủ tiện nghi. Bà Thuận, mẹ Thu, mẹ Cúc… đang dọn dẹp và chuẩn bị cơm trưa cho các con.
16 đứa trẻ được chăm sóc nơi đây, đứa lớn nhất 5 tuổi, nhỏ nhất mới 2 tháng tuổi, hầu hết là trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, không người nuôi dưỡng. Mỗi mảnh đời là một câu chuyện đau lòng. Thấy khách đến, lũ trẻ xúm xít chạy lại ôm chặt lấy, túm tay, túm chân đòi bế, đòi chụp ảnh, xem điện thoại. Bé nào cũng xinh xắn, đáng yêu. Như bà Thuận, mẹ Thu nói, bọn trẻ rất ngoan ngoãn, biết nghe lời, hiểu chuyện. Mới 3-5 tuổi đã có tính tự lập, biết tự xúc cơm ăn, biết chuẩn bị giường, chăn, gối khi ngủ và gấp, cất gọn khi dậy.
Bà Nguyễn Thị Thuận (63 tuổi) vốn là hiệu trưởng một trường mầm non đã nghỉ hưu ở xã bên. Năm 2023, khi biết sư cô Đàm Ngoan mở trường Mầm non Búp sen hồng, bà đã về đây giúp xây dựng báo cáo, lên kế hoạch mở trường, xây dựng tài liệu học tập, quản lý giáo viên, dạy dỗ và chăm sóc trẻ em.
Thường ngày bà ở lại chăm trẻ đến tối về nhà, nhưng mấy hôm nay một bé 20 tháng tuổi mắc bệnh tan máu bẩm sinh đang nằm viện, phải cắt cử người thường xuyên chăm nom nên bà Thuận ở lại chùa để tối chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ cho các cháu.
Mẹ Hoàng Thị Thu chăm sóc bé Thóc (Minh Ngọc) bị bỏ rơi ở cổng chùa Hồi Long lúc vừa lọt lòng.
Chưa lập gia đình, chưa từng làm mẹ nhưng Thu (40 tuổi, ở thành phố Thanh Hóa) đã là mẹ của biết bao đứa trẻ lớn lên ở chùa Hồi Long. Thu kể, em hay theo mẹ đến chùa. Thế rồi 5 năm trước được gặp sư cô Đàm Ngoan, biết nhà chùa có cưu mang trẻ em, Hoàng Thị Thu thường xuyên lui tới giúp thầy chăm sóc các bé. Ba năm nay, em về ở tại chùa để có điều kiện gần gũi,xả kho& chăm các bé tốt hơn và cũng là 3 cái Tết em không về nhà vì "ngày Tết mọi người đều về nhà,quot không có người chăm sóc các bé".
Chuyên nhận nhiệm vụ chăm sóc các trẻ nhỏ tuổi, tới 100 triệu đồng tại đại lý thậm chí vừa mới được sinh ra, xã cứ đứa trẻ này lớn lên lại đứa trẻ khác đến với Thu như một cái duyên. Một tối tháng 10/2024, Thương hiệu xe máy lớn nhất châu Âu đứng trước nguy cơ phá sản sau khi đưa một bé đi khám bệnh về, Thu thấy có chiếc làn đỏ để ngay cổng chùa, trong đó có một bé gái. Bé Minh Ngọc, hay còn gọi là bé Thóc, bị bỏ rơi ngay khi vừa lọt lòng, còn chưa cắt cuống rốn.
Vừa chăm sóc cứng cáp cho bé Gạo (Minh Châu) – em bé bị bỏ rơi ở sân chùa giữa trưa rằm tháng 6/2024 nắng như thiêu như đốt, khi chừng 7 - 8 tháng tuổi, Thu lại làm mẹ của bé Thóc.
Chăm sóc trẻ sơ sinh không hề đơn giản, thiếu sữa mẹ, không được chăm đúng cách lúc đầu đời, nhiều trẻ sức đề kháng kém. Lúc trẻ khỏe, vui đùa không sao, lúc ốm là các mẹ phải trắng đêm thức cùng trẻ, chăm bẵm ăn uống, thuốc thang, dỗ dành... Mấy hôm trời rét, bé Thóc bị viêm tai giữa, việc chăm bé phải luôn tay, luôn chân.
"Chăm con nít thì phải vất vả rồi, chăm mãi cũng quen. Các bạn ở đây hoàn toàn nuôi bằng sữa ngoài, sức đề kháng kém, hay phải đi viện. Thấy trẻ bị bỏ rơi tội lắm", Thu tâm sự.
Em kể, trong phòng có 5 trẻ ở cùng. Biết có em bé, chúng rất ý thức,tải go88 tối đến hỏi chuyện, chơi với em, đến giờ ngủ là ngủ theo em, không nô đùa, quậy phá. Có bé được Thu chăm từ lúc 3 tháng tuổi đến lúc 3 tuổi, nhiều đêm bé tỉnh giấc, thấy em Thóc thức, bé lại dậy chơi với em, giúp mẹ Thu pha sữa.
Bé Thóc mới được hơn 2 tháng tuổi, đang cần có mẹ chăm sóc, vậy là năm nay nữa là năm thứ 4, Thu đón Tết ở chùa cùng các con.
Nhà chùa bố trí khu sinh hoạt, ăn nghỉ đầy đủ tiện nghi cho các con.
Trung tâm từ thiện xã hội chùa Hồi Long được thành lập vào cuối năm 2018, trở thành nơi cưu mang những mảnh đời bất hạnh. Tại đây đang nuôi dưỡng, chăm sóc gần 40 trẻ em có hoàn cảnh éo le. Ngoài 2 nhóm nhà trẻ và mẫu giáo với 16 trẻ, còn có các em đang học các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông.
Nói về cơ duyên thành lập Trung tâm từ thiện xã hội, sư cô Đàm Ngoan cho biết, trong một lần tới bệnh viện thăm người ốm, biết có trẻ bị bỏ rơi, sư cô đã quyết định nhận bé về nuôi. Lúc mới nhận bé về, cả chùa cùng lo, vì lần đầu tiên chùa nuôi trẻ sơ sinh. Bé Bình An, tên gọi thân mật là bé Sâu, lúc mới sinh ra chỉ nặng 1,4 kg. Bé Sâu bị thiếu máu, mấy năm đầu phải đi viện liên tục, việc nuôi bé hết sức vất vả.
Thường đến các trường mầm non để chơi với trẻ và nhận ra rằng có rất nhiều trẻ mồ côi, sư cô Đàm Ngoan đã nhận hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ mồ côi suốt 15 năm qua. Nhiều em nay đã trưởng thành, đi làm và lập gia đình. Từ khi thành lập Trung tâm từ thiện xã hội, chùa Hồi Long có điều kiện chăm sóc các em tốt hơn.
"Lúc các bé ốm một loạt là những ngày tháng khó khăn nhất. 3 tháng đầu năm 2020 trẻ thay nhau ốm, lúc thì 4 bạn, lúc thì bạn này về bạn kia nhập viện", sư cô Đàm Ngoan chia sẻ.
Cảm nhận về tấm lòng của một nhà tu hành, của "sư phụ Đàm Ngoan", các con Lê Thanh (sinh viên Đại học Vinh), Hải Yến, Huy Hoàng (học sinh đang được nuôi tại chùa)… hay chị Trần Thị Cúc, một người được nhà chùa cưu mang từ tấm bé nay đã lập gia đình và ở lại giúp việc cho chùa, đều tỏ lòng biết ơn sư cô và các mẹ trong chùa chăm sóc như người thân.
"Thầy là người có tấm lòng cao cả, tất cả những gì tốt đẹp nhất thầy đều dành cho các con, đi đâu cũng nghĩ về các con, thậm chí về lúc đêm khuya cũng lên thăm các con xong mới yên tâm đi nghỉ", chị Trần Thị Cúc nói.
Cũng như chùa Hồi Long, nhiều ngôi chùa khác như Minh Ngộ (Gia Lâm, Hà Nội), Linh Ứng (Sóc Sơn, Hà Nội), Thiên Hương (Mỹ Hào, Hưng Yên), Yên Ninh (còn gọi là Ðông Trang Tự, huyện Hoa Lư, Ninh Bình)… cũng là nơi nương tựa của nhiều mảnh đời bất hạnh, côi cút.
Tuy không sinh ra các em, nhưng các thầy như người cha, người mẹ thứ hai gieo hạt giống tâm hồn, nuôi dưỡng các em khôn lớn, trưởng thành. Mái chùa là nơi khai mở tâm trí, giúp trẻ tự tin vững bước vào đời. Để có nguồn kinh phí nuôi dưỡng các em, ngoài sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, nhiều chùa còn tăng gia sản xuất như trồng dược liệu, làm hương, hóa mỹ phẩm…
Không chỉ chăm sóc trẻ em lang thang, cơ nhỡ, nhiều ngôi chùa như chùa Đồng (Tứ Kỳ, Hải Dương), chùa Lâm Quang (Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh)… đã trở thành mái ấm cho hàng chục cụ già cô đơn, không nơi nương tựa, mang tới sự bình yên, an lạc đậm sâu tình người. Bên cạnh lo nơi ăn, chốn ở cho các cụ, nhà chùa còn chăm sóc sức khỏe, lo hậu sự khi các cụ khuất núi. Một cư sỹ từng nói với tôi rằng, đến bố mẹ mình mà mình còn không phục vụ được như thế, vậy mà các thầy chăm sóc chu đáo được hết, đủ để hiểu rằng lòng vị tha, nhân ái, đức hy sinh của các chư tăng, ni lớn đến chừng nào.
Phật giáo đồng hành cùng dân tộc bắt đầu từ những điều giản dị như thế. Truyền thống nhân văn, tinh thần hộ quốc an dân, từ bi cứu khổ luôn thấm đẫm trong mỗi người con Phật. Có lẽ không thể kể hết những đóng góp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với công tác từ thiện xã hội, nhưng có thể gói lại trong các con số biết nói: năm 2023, tổng số tiền cho hoạt động này là trên 2.100 tỷ đồng. Năm 2024, hiện chưa có con số cụ thể, nhưng cũng là cả nghìn tỷ đồng, bởi chỉ với Phân ban ni giới Thành phố Hồ Chí Minh trong tổng kết mới đây đã cho thấy số tiền là 139 tỷ đồng.
Bài tiếp theo: Gắn đạo với đời